Nguyên mẫu kẻ ngây thơ trong một số tiểu thuyết Việt Nam hiện đại của Hồ Anh Thái, Nguyễn Ngọc Tư, Đoàn Minh Phượng

Abstract

Dẫu có nhiều học giả vẫn không đồng ý với các tiền đề và kết luận của Jung về các nguyên mẫu, nhưng chẳng cần nghi ngờ gì nữa về việc có sự xuất hiện phổ biến của các nguyên mẫu mà Jung xác định trong huyền thoại, folklore và văn học. Bài viết sử dụng phương pháp phê bình nguyên mẫu để tìm hiểu nhân vật mang các biểu hiện của kẻ ngây thơ trong một số tiểu thuyết như “Dấu về gió xoá” (Hồ Anh Thái), “Tiếng Kiều đồng vọng” (Đoàn Minh Phượng) và “Sông” (Nguyễn Ngọc Tư). Xuất phát từ giả định về mối liên hệ bên trong giữa các kiểu nhân vật (liên quan vô thức cộng đồng), khai thác motif hành trình như một cổ mẫu, bài viết hướng đến xác định đặc tính của các nguyên mẫu kẻ ngây thơ qua một số hình tượng nhân vật trung tâm trong ba tiểu thuyết nói trên. Thông qua đó, bài viết muốn làm rõ quá trình trầm tư về căn tính, cuộc tìm kiếm vô tận chân trời của bản ngã trong các tiểu thuyết của những nhà văn Việt Nam đương đại.