Ảnh hưởng của loại mẫu cấy và kinetin đến sự cảm ứng callus in vitro của cây sương sáo (Mesona Procumbens Hemsl.)

Abstract

Callus là nguồn tế bào thực vật quan trọng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Sự cảm ứng callus phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của các loại mẫu cấy (đoạn thân, chồi bên, lá và cuống lá) và nồng độ (0,5 – 2,5 mg/L) của Kinetin (Kn) đến khả năng cảm ứng callus ở cây Sương sáo, một cây dược liệu có giá trị, đã được đánh giá. Kết quả cho thấy, callus được cảm ứng từ tất cả các loại mẫu cấy nuôi trên các môi trường chứa Kn sau 7 – 10 ngày, với 06 dòng callus khác nhau về khả năng sinh trưởng và hình thái. Các callus hình thành ở dạng rời rạc hoặc rắn chắc; Có màu vàng, vàng xanh, vàng nhạt, hoặc trắng; Tạo khối cầu; Hình thành hoặc không hình thành rễ bất định. Các dòng callus này có thể trở thành nguồn tế bào thích hợp cho nuôi cấy huyền phù sản xuất các hợp chất thứ cấp hoặc tiến hành các nghiên cứu ở cấp độ phân tử và tế bào.