Đánh giá ảnh hưởng của độ mặn đến các chỉ số sinh trưởng và phát triển của luân trùng (Brachionus plicatilis)

Abstract

Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau lên luân trùng Brachionus plicatilis. Các nghiệm thức khác nhau với các độ mặn trong khoảng từ 5-35ppt được thiết kế để đánh giá các chỉ tiêu sinh học, sinh sản và phát triển của loài. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ mặn cao kéo dài thời gian sống của luân trùng, và đạt cao nhất ở độ mặn 35ppt (273,00±72,52 (h)). Tuy nhiên, độ mặn cao lại có tác động đáng kể đến sự sinh sản của chúng, như làm gia tăng thời gian thành dục, thời gian phôi, thời gian sinh sản, nhịp sinh sản, đồng thời làm giảm đi số con non được sinh ra. Sự suy giảm số lượng con non lớn nhất được quan sát tại độ mặn cao nhất, 35ppt, với giá trị trung bình là 1,67±0,58 (con), so với các giá trị quan sát được tại độ mặn 5ppt-30ppt, dao động từ 9,00±4,69 - 25,50±0,58 (con).