Bảo tồn, phát huy nghệ thuật bài chòi tại thành phố Đà Nẵng: Thực trạng, thách thức và giải pháp

Abstract

Nghệ thuật Bài chòi dân gian là một trong những sáng tạo đặc sắc của người Việt ở miền Trung. Có thể nói rằng, bài chòi ra đời đầu tiên là để thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí (trò chơi đánh bài), nhưng về sau, người ta đã lồng ghép các làn điệu dân ca vào trò chơi và dần trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân mỗi dịp xuân về, hội hè [1]. Nghệ thuật hô/hát Bài chòi dân gian ở thành phố Đà Nẵng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mặc dù được vinh danh, song trong đời sống hiện nay, loại hình nghệ thuật truyền thống này đang có nguy cơ bị lãng quên, mai một. Bài viết này thông qua vài nét về thực trạng, thách thức trong bảo tồn, phát huy nghệ thuật bài chòi ở thành phố Đà Nẵng và gợi ý các giải pháp trong thời gian tới.