Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ thủ pháp nghịch dị

Abstract

Nghịch dị là một kiểu tổ chức hình tượng ở nhiều loại hình nghệ thuật, trong đó có văn học. Bài viết này nghiên cứu về biểu hiện của thủ pháp nghịch dị trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư qua nghệ thuật trần thuật. Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn tiêu biểu của Nam Bộ trong giai đoạn hiện nay. Tác giả có biệt tài riêng trong việc tổ chức trần thuật, kiến tạo thế giới hiện thực. Bài viết phân tích, đánh giá sự thể hiện chủ thể trần thuật qua ngôi kể. Phân tích sự chuyển hoá và xoá nhoà các ranh giới trong không gian và thời gian trần thuật. Đồng thời, tính trò chơi của ngôn ngữ cũng là một phương diện làm nên đặc sắc trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Từ đó, bài viết khẳng định đóng góp của tác giả trong văn học hậu hiện đại Việt Nam.