Nghiên cứu tính chất phát quang của ion đất hiếm Ce3+ trong thủy tinh aluminoborate

Abstract

Vật liệu thủy tinh oxit với thành phần Na2O:Al2O3:BaO:B2O3 (NABB) pha tạp ion Ce3+ với các nồng độ từ 0,1% đến 2,5% được tổng hợp bằng phương pháp nóng chảy. Tính chất cấu trúc của vật liệu được nghiên cứu bằng các phép đo nhiễu xạ tia X (XRD) và phổ Raman. Tính chất phát quang cũng được phân tích dựa trên phổ kích thích và phổ phát quang. Giản đồ nhiễu xạ tia X chứng tỏ rằng vật liệu chế tạo được có cấu trúc vô định hình trong khi đó phổ Raman chỉ ra được các dao động của các liên két trong mạng thủy tinh. Phổ quang phát quang cho thấy, ảnh hưởng của sự thay đổi nồng độ Ce3+ đến sự phát quang của vật liệu. Trong nền NABB bước sóng phù hợp để kích thích các mẫu là 302nm, phổ phát quang của ion Ce3+ trong vùng tử ngoại có bước sóng 352 – 362 nm ứng với chuyển dời 5d à 4f của ion Ce3+ cho thấy, có khả năng ứng dụng để sản xuất LED màu xanh dương ứng dụng trong nông nghiệp hoặc sử dụng trong các thiết bị quang tử.