Đặc điểm thực vật và thành phần hóa học dây sương sâm (Tiliacora Triandra, Menispermaceae)

Abstract

Dây Sương sâm (Tiliacora triandra (Colebr.) Diels, Menispermaceae) mọc nhiều ở các tỉnh miền Nam đặc biệt ở Tây Ninh, Đồng Nai. Theo y học dân gian, lá dây Sương sâm được dùng để trị táo bón, rễ dây Sương sâm dùng để hạ sốt, trị rắn cắn… Lá dây Sương sâm có tác dụng chống oxi hóa, kháng khuẩn, hạ đường huyết. Lá của cây này mới bắt đầu được nghiên cứu trong khoảng 10 năm gần đây. Hiện nay, Dược điển Việt Nam V vẫn chưa có chuyên luận về dược liệu dây Sương sâm. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu khảo sát thực vật học và phân lập các thành phần hóa học của lá dây Sương sâm. Kết quả nghiên cứu giúp cho các nghiên cứu tiếp theo về tác dụng sinh học cũng như kiểm nghiệm dược liệu này. Đặc điểm hình thái và vi phẫu lá, thân và rễ được mô tả xác định. Hơn nữa, đặc điểm bột dược liệu cũng được xác định. Hợp chất linarin và isoswertisin cũng đã được phân lập lần đầu tiên từ lá dây Sương sâm.